Về truyền thuyết hoa Ưu Đàm (Phần 1): Giới thiệu về Hoa Ưu Đàm được dự ngôn trong Kinh Phật

Khoảng 20 năm gần đây, liên tục có những bài báo ghi lại hình ảnh của một loài hoa lạ mọc ở các nước khác nhau như Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc, Malaysia, Australia, Pháp, Mỹ… mà người ta thường gọi là “hoa Ưu Đàm”. Loài hoa này có đặc điểm: thân mảnh như sợi cước, mọc thành từng chùm nhiều sợi trên nhiều vật liệu thậm chí cả trên sắt thép, đóa hoa hình chuông, màu trắng, tuy mỏng manh nhỏ bé nhưng có độ đàn hồi rất cao.

Ở Việt Nam những năm qua, phóng viên cũng đưa tin có hoa Ưu Đàm mọc ở nhà dân tại một số tỉnh thành như Hà Nội, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Nam Định, Phú Yên, Bình Dương… Gần đây khi mạng xã hội trở nên rất phổ biến thì hình ảnh hoa Ưu Đàm trên Facebook ngay cả đã trở thành một “hiệu ứng lan tỏa mạnh mẽ” bởi chỉ với vài thao tác trên smart phone, người ta đã có thể chia sẻ “phát hiện hiếm hoi” đáng tự hào của mình cho bạn bè và những người bạn sau đó cũng nhiệt tình chia sẻ hình ảnh này đến nhiều người hơn nữa.

16195862_10154902572081798_6051763763382272109_n
Hình ảnh Hoa Ưu Đàm mọc trên song sắt cửa sổ của một công ty có trụ sở ở Phường 6, Quận 3, TPHCM (Ảnh: Facebook)

Những người phát hiện loài hoa này ngoài việc rất háo hức, tự hào còn rất vui mừng và tràn đầy hy vọng bởi vì theo Kinh Phật, hoa Ưu Đàm là “một loài hoa linh thiêng mang đến điềm lành từ Thiên đàng”. Cụ thể:

Quyển 8 Kinh Phật «Huệ Lâm Âm Nghĩa» ghi rõ:

“Ưu Đàm Bà La hoa là loài hoa linh dị mang điềm lành, tức Thiên hoa, trên thế gian không có. Khi Như Lai hạ thế, Kim Luân Vương (hay Chuyển Luân Thánh Vương) xuất hiện ở thế gian, thì nhờ đại phúc đức của Ngài mà xuất hiện loài hoa này”.

Kinh Phật «Vô Lượng Thọ» cũng ghi lại như sau:

“Ưu Đàm Bà La hoa là dấu hiệu báo điềm lành”.

Còn theo quyển 4 kinh «Pháp Hoa Văn Cú»:

“Ưu Đàm hoa, có nghĩa là may mắn linh thiêng. Ba nghìn năm mới nở một lần, khi nở là Kim Luân Vương xuất hiện”.

(Nguồn: https://vi.wikipedia.org/)

Trước sự xúc động kèm theo niềm hoan hỉ của cộng đồng Phật tử nói riêng và người Việt Nam nói chung khi chứng kiến hàng loạt hoa Ưu Đàm xuất hiện khắp nơi trên đất nước, một bài viết trên trang Phật giáo Việt Nam có tiêu đề Truyền thuyết Phật giáo về hoa Ưu Đàm linh thiêng, đã bị “lái” theo mục đích riêng? cho rằng loài hoa lạ có hình dáng như mô tả ở trên không phải là hoa Ưu Đàm trong Kinh Phật và cho rằng Pháp Luân Công có mưu đồ biến “sinh vật lạ” này thành hoa Ưu Đàm là để nhằm mục đích hợp thức hoá Ông Lý Hồng Chí – Người sáng lập môn Pháp Luân Công (còn gọi là Pháp Luân Đại Pháp) là Chuyển Luân Thánh Vương (tức Kim Luân Vương) theo ghi chép của nhà Phật.

Trong loạt bài này, tôi sẽ trình bày những hiểu biết của về tên gọi “hoa Ưu Đàm” gắn với hình ảnh của loài hoa mô tả như trên và thông qua đó đưa ra nhận định về những luận điểm trong bài viết trên trang Phật Giáo Việt Nam. Đồng thời, bằng những phân tích của mình, tôi sẽ làm rõ chân dung của người viết bài cũng như dụng ý thực sự của cây “bồi bút” này khi ẩn mình trong vỏ bọc Phật giáo cho ra đời bài viết “Truyền thuyết Phật giáo về hoa Ưu Đàm linh thiêng, đã bị “lái” theo mục đích riêng?”.

Mời Quý vị đón đọc chi tiết trong các phần tiếp theo của loạt bài viết về hoa Ưu Đàm, xin cảm ơn Quý vị và hẹn gặp lại!

ss-phatgiao-org-vn-2017-02-08-09-55-53
Bài viết trên trang Phatgiao.org.vn được nói đến trong blog

Mời quý vị đọc Về truyền thuyết hoa Ưu Đàm (Phần 1): Giới thiệu về Hoa Ưu Đàm được dự ngôn trong Kinh Phật

Chia sẻ từ BLOG Thiên Hà

Advertisement

One thought on “Về truyền thuyết hoa Ưu Đàm (Phần 1): Giới thiệu về Hoa Ưu Đàm được dự ngôn trong Kinh Phật

Leave a Reply

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Twitter picture

You are commenting using your Twitter account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s