Một vài suy nghĩ về hình thức học Pháp hiện nay

Chia sẻ của học viên Pháp Luân Công tại Thủ Đức

Gần đây khi giao lưu tâm đắc thể hội với một học viên, anh ấy có chia sẻ cho tôi trải nghiệm đề cao tâm tính nhờ học Pháp nhóm. Sau khi nghe chia sẻ, tôi cảm nhận được năng lượng tích cực từ câu chuyện của của anh ấy và đã khích lệ anh viết bài chia sẻ để mọi người giao lưu, học hỏi lẫn nhau. Bài viết của anh ấy như sau:

“Kính chào sư phụ, kính chào các bạn đồng tu. Hôm nay tôi xin chia sẻ trải nghiệm của tôi về quá trình đề cao trong học Pháp nhóm lần lượt.

Tôi hiện đang sống tại thành phố Thủ Đức, tôi may mắn được đắc Pháp vào tháng 4 năm 2015. Thời đó chưa có nhiều nhóm luyện công cũng như nhiều nhóm học Pháp tại khu vực tôi sinh sống, để có được môi trường tu luyện, tôi thường phải di chuyển sang Tân Bình để học Pháp nhóm. Chúng tôi thường học vào lúc 2h chiều, sau khi phát chính niệm 15 phút xong, chúng tôi bắt đầu học Pháp và đọc mỗi người một đoạn, từng lượt và từng lượt cho đến hết bài giảng, sau đó chúng tôi chia sẻ những thể ngộ cá nhân trong Pháp. Tôi nhớ rằng thời đó hình thức học Pháp đồng thanh chưa được phổ biến như bây giờ. Do nhóm học Pháp ở khá xa nên tôi đã không thể duy trì môi trường học Pháp và luyện công thường xuyên nên tôi đã dần buông lơi tu luyện.

Qua một khoảng thời gian tôi được biết tại khu vực tôi sinh sống có nhiều nhóm luyện công và học Pháp nên tôi đã tìm tới và tham gia học Pháp nhóm. Trong buổi học Pháp đầu tiên tôi nhận thấy hình thức học Pháp không giống như hình thức tôi thường học lúc trước, thay vào đó là mọi người đọc đồng thanh với nhau. Sau khi học Pháp xong các đồng tu trong nhóm có đề nghị tôi chia sẻ về bản thân vì tôi là người mới tới nhóm. Lúc đó tôi cởi mở chia sẻ rằng hình thức học Pháp đồng thanh có một số vấn đề như người đọc to người đọc nhỏ, người đọc nhanh người đọc chậm, còn có cả tình huống đọc không kịp, bỏ chữ, thêm chữ khi học Pháp, có người còn đọc kiểu ê a. Với cách đọc Pháp đồng thanh, tôi thấy rất khó đảm bảo đọc đúng Pháp và đạt được hiệu quả nhập tâm.

Sau khi tôi chia sẻ thể ngộ về hình thức học Pháp có đồng tu chia sẻ là đọc đồng thanh thì không bị buồn ngủ và tôi có chia sẻ với đồng tu ấy là nếu học Pháp mà buồn ngủ thì chúng ta phải hướng nội xem ở tự thân có thiếu sót gì. Ở đây tôi không có ý bài xích hình thức học Pháp đồng thanh, tuy nhiên tôi cảm thấy đọc đồng thanh khó có thể lĩnh hội được nội hàm của Pháp và cũng khó có thể đọc đúng được từng câu từng chữ trong Chuyển Pháp Luân.

Vào buổi học Pháp tiếp theo đồng tu chủ nhà đã mạnh dạn đồng ý đọc theo hình thức đọc Pháp lần lượt mỗi người một đoạn và sau buổi mọi người đều đồng ý là đọc lần lượt mới thấy nhiều người đọc sai và mọi người cùng giúp sửa lỗi sai bằng cách đọc lại cho đúng và tất cả đều vui vẻ, cảm thấy thoải mái với hình thức học Pháp lần lượt. Chúng tôi đã duy trì hình thức học này được một thời gian và các đồng tu cao tuổi càng ngày càng đọc chính xác và không khí học mỗi buổi trở nên tĩnh lặng tường hoà hơn.

Nhờ vào việc tham gia luyện công và học Pháp nhóm đúng cách đều đặn, tôi đã cảm nhận được sự đề cao. Trạng thái của tôi hoàn toàn khác với lúc trước tinh thần cứ lúc lên lúc xuống. Hiện tại tôi đã dần dần học được cách hướng nội tìm khi có vấn đề xảy ra và đã có cách nhìn đúng đắn hơn về những vấn đề xảy ra trong cuộc sống hằng ngày. Những học viên trong nhóm của tôi cũng trải nghiệm được nhiều thay đổi tích cực sau khi chuyển từ hình thức học pháp đồng thanh sang cách đọc mỗi người một đoạn từng lượt từng lượt[1] [2] .

Đây là thể ngộ của cá nhân tôi trong quá trình học Pháp có gì không phù hợp mong các đồng tu chỉ rõ.”

Qua câu chuyện chia sẻ của đồng tu trên, tôi nhận thấy các học viên chúng ta cần thay đổi hình thức học Pháp đồng thanh sang đọc từng lượt một để đạt kết quả tốt. Hình thức đọc đồng thanh này sẽ khó đạt được hiệu quả nhập tâm, vì khi chúng ta học Pháp đồng thanh, yêu cầu là mỗi người phải đọc cùng tốc độ so với tập thể. Do những yếu tố chủ quan như: mỗi người có độ tuổi khác nhau, tốc độ nói khác nhau, thói quen đọc nhanh chậm khác nhau cho nên tốc độ đọc Pháp của chúng ta cũng khác nhau, vì vậy rất khó để mỗi người trong chúng ta đọc Pháp cùng tốc độ so với nhóm một cách tự nhiên. Do đó bắt buộc chúng ta phải điều chỉnh tốc độ của mình khi học Pháp đồng thanh, khi đó não bộ của chúng ta sẽ cố gắng điều tiết để làm sao đọc cho đều, và một khi não bộ bị chi phối thì chúng ta sẽ không thể nhập tâm vào nội dung của Pháp. Lâu dần cách đọc này sẽ tạo thành một thói quen nghiêm trọng cho não bộ, nó sẽ có tác dụng làm suy yếu chủ ý thức của chính chúng ta. Giống như việc một số người có thói quen hễ nhắm lại luyện công hoặc phát chính niệm bị đong đưa, ở đây khi chúng ta bắt đầu đọc đồng thanh, não bộ sẽ vô thức chú tâm vào việc đọc một cách máy móc cho cùng tốc độ với tập thể và cố gắng đọc để hoàn thành đoạn Pháp. Cũng có học viên ngộ nhận rằng học đồng thanh như vậy thì năng lượng mới mạnh, tác dụng sẽ tốt hơn. Trên thực tế đây cũng là một cách nhìn nhận theo quan niệm hậu thiên. Trong học Pháp, chất lượng của buổi học Pháp của chúng ta được đánh giá bằng việc chúng ta có tiếp thu được Pháp hay không, Pháp có nhập vào tâm trí chúng ta hay không, chúng ta có ngộ gì từ Pháp hay không, đây mới chính là vấn đề then chốt của việc chúng ta học Pháp chứ không phải việc truy cầu năng lượng hay cảm giác mạnh mẽ hơn. Nếu theo quan niệm cả nhóm đọc thành tiếng thì sẽ tốt hơn, năng lượng mạnh hơn thì chẳng lẽ chúng ta sẽ thăng tiến chậm hơn khi đọc thầm Pháp?

Ngày qua ngày, việc học Pháp đồng thanh này sẽ để lại hậu quả nghiêm trọng cho chúng ta, bởi vì chính nó sẽ khiến chúng ta học Pháp không nhập tâm, khiến chúng ta không đắc được Pháp. Trong quá trình tu luyện, chúng ta ai cũng phải trải qua khổ nạn và thử thách ở nhiều phương diện khác. Nếu chúng ta học Pháp tốt, chắc chắn rằng chúng ta sẽ ngộ được Pháp lý và sẽ vượt qua được tất cả, ngược lại nếu chúng ta không học Pháp tốt thì khi gặp vấn đề, chúng ta sẽ không thể từ trong Pháp mà lý giải, không thể hướng nội tìm được nguyên nhân căn bản của vấn đề mà ta đang gặp phải và có xu hướng nhìn ra bên ngoài thay vì nhìn vào bên trong chính mình. Thông qua giao lưu chia sẻ, tôi biết có rất nhiều trường hợp bị khổ nạn kéo dài mà không thể tìm ra được nguyên nhân và cũng không có cách nào vượt qua được.

Khi gặp phải những can nhiễu trong quá trình tu luyện, rất nhiều học viên ngộ nhận rằng các khổ nạn nghiệp bệnh kéo dài là do Sư Phụ tịnh hoá thân thể, đang được tiêu nghiệp, cá biệt có học viên tình hình sức khỏe ngày càng nguy kịch nhưng kiên quyết không đi bệnh viện, không dùng thuốc, điều đó khiến cho người nhà hình thành quan niệm không đúng đắn đối với Đại Pháp, họ cho rằng học Pháp Luân Công không được uống thuốc không được đi bệnh viện khiến cho thân nhân gặp nguy hiểm, nhưng họ đâu biết rằng Sư Phụ không hề dạy như vậy. Theo tôi, nếu chúng ta được tiêu nghiệp thì đáng lẽ trong thời gian ngắn phải hết rồi chứ! Đằng này sự việc đã kéo dài thời gian khá lâu hoặc cứ lặp đi lặp lại khiến cho chúng không thể nào vượt qua. Tu luyện trong Đại Pháp, Sư phụ có nói rằng nếu chúng ta đề cao tâm tính thì đột phá tầng thứ rất nhanh chóng cơ mà! Vậy tại sao chúng ta cứ mãi gặp cùng một khổ nạn và nó cứ kéo dài mãi không dứt? Điều này chỉ rõ rằng chúng ta đã không làm được hướng nội tìm, không khắc phục được thiếu sót nên trạng thái hay hoàn cảnh quanh ta mới không cải biến. Trong chúng ta ai cũng đã từng đọc rất nhiều bài chia sẻ của học viên ở Đại lục, trong những bài viết đó có lẽ bạn đã có đọc qua rất nhiều trường hợp học viên nhờ hướng nội tìm hoặc họ chỉ thay đổi một niệm thì hoàn cảnh đã thay đổi và trở nên tốt hoàn toàn. Còn những học viên gặp khổ nạn về tài chính thì vấn đề ngày càng nghiêm trọng mà nhiều năm không hướng nội tìm ra được vấn đề lại ngộ nhận rằng thời gian không còn nên cần chịu khổ thêm để nhanh chóng hoàn thành quá trình tu luyện, hay có học viên nghĩ rằng tầng thứ mình tu luyện cao nên phải chịu những khổ nạn lớn kéo dài. Không ít các trường hợp người nhà học viên không hiểu được Đại Pháp, họ cho rằng học viên mê tín, Pháp Luân Công có tổ chức, hay Pháp Luân Công làm chính trị,… Cứ như vậy, trong suốt thời gian dài mà học viên không thể tìm ra nguyên nhân và giảng chân tướng cho người thân của mình minh bạch được. Thậm chí nhiều trường hợp học viên bị người nhà bạo hành, gây cản trở rất lớn cho việc học Pháp luyện công hàng ngày, thậm chí phỉ báng Đại Pháp. Trong nhiều trường hợp những chúng sinh tại các cơ quan địa phương vốn bị đầu độc mà học viên không tìm ra được nguyên nhân, giảng chân tướng không hiệu quả, học viên phải hứng chịu các hình thức can nhiễu khác nhau, vô hình chung hình thành thế đối đầu trong thời gian dài mà không khởi lên được. Những học viên này có biểu hiện giống nhau là luyện công, học Pháp hay bị buồn ngủ, tinh thần không phấn khởi lên được. Hình thế chính Pháp tại địa phương cũng vì thế mà ảnh hưởng nghiêm trọng, tà ác cũng lợi dụng sơ hở này của chúng ta để lợi dụng những kẻ xấu tạo ra những tin đồn gây ảnh hưởng xấu đến hình ảnh của Đại Pháp trên diện rộng tại địa phương. Đáng tiếc nhất là có trường hợp người nhà của học viên còn hợp tác với một số cán bộ vốn không hiểu rõ sự thật để áp lực học viên, hàng xóm thì kỳ thị xa lánh, họ hàng thì bêu xấu… Những điều này càng gia tăng thêm áp lực cho chỉnh thể học viên tại địa phương, vốn đã khó càng thêm khó hơn. Viết đến đây tôi tự nhiên nhớ đến đoạn Pháp trong Chuyển Pháp Luân “Tất cả những người luyện công chúng ta phải hết sức chú ý không được biểu hiện quá thất thường ở nơi người thường. Chư vị khởi tác dụng không tốt ở nơi người thường, người ta liền nói rằng, học Pháp Luân Đại Pháp rồi đều thành ra như thế cả; vậy cũng tương đương với phá hoại danh dự Pháp Luân Đại Pháp; phải nhất định chú ý việc này.” (Tâm hoan hỷ – Bài giảng thứ tám). Trong nhiều kinh văn, Sư phụ cũng đã nhấn mạnh rằng địa phương nào còn gặp can nhiễu nghiêm trọng thì do học viên chúng ta làm không được tốt. Vậy nên nhất định rằng những ngộ nhận của chúng ta trong suốt khoảng thời gian qua không phải là cách để giải quyết vấn đề nên khổ nạn mới kéo dài như vậy.

Những can nhiễu kéo dài trên phương diện tu luyện cá nhân lẫn chứng thực Pháp, giảng chân tướng cứu người nhất định có một nguyên nhân trọng yếu, đó là học Pháp chưa tốt nên chưa biết cách hướng nội tìm nên khổ nạn mới kéo dài, không có đủ lực để thực sự giảng chân tướng cứu được những chúng sinh bị đầu độc nặng nề. Tôi mạnh dạn cho rằng một trong các nguyên nhân chính khiến chúng ta chưa học Pháp được tốt là do hình thức học Pháp chưa phù hợp, đó là hình thức học Pháp đồng thanh. Vậy nên tôi kiến nghị rằng chúng ta hãy chuyển sang hình thức học Pháp lần lượt hoàn toàn một thời gian thử xem sao! Chẳng phải nhóm học Pháp của đồng tu mà tôi đã chia sẻ đã có rất nhiều thu hoạch tốt từ khi họ chuyển hình thức học Pháp sang lần lượt hay sao?

Cuối cùng tôi xin trích dẫn kinh văn trong Tinh Tấn Yếu Chỉ 3 của Sư phụ để chúng ta có thể thấy được tầm quan trọng của việc học Pháp tập trung niệm đầu, không chạy theo hình thức:

“Gửi Pháp hội Úc [2006]

Gửi toàn thể đệ tử Đại Pháp Pháp hội Úc:

Chào tất cả! Trước tiên chúc Pháp hội thành công. Pháp hội là thịnh hội của các đệ tử Đại Pháp, là cơ hội tốt để giúp nhau đề cao, là ấn chứng cho việc học Pháp tốt.

Các đệ tử Đại Pháp cần phải đi cho tốt con đường của bản thân mình, hoàn thành tốt ba việc; nhất định phải học Pháp tốt, đối đãi nghiêm chỉnh việc học Pháp. Những nơi nào đang thực thi thật tốt cứu độ chúng sinh và chứng thực Pháp, và có biến đổi lớn, nhất định là vì mọi người học Pháp tốt. Những đệ tử Đại Pháp nào có đề cao cá nhân nhanh chóng nhất định là vì coi trọng học Pháp. Vì Pháp là cơ sở, là căn bản của đệ tử Đại Pháp, là bảo đảm cho hết thảy, là thông lộ từ con người trở thành Thần; vậy nên tôi cũng nhân cơ hội Pháp hội Úc để nhắc nhở tất cả đệ tử Đại Pháp toàn thế giới: Vô luận là học viên mới cũ, nhất định không được vì bận rộn mà lơ là học Pháp. Học Pháp không được [chạy] theo hình thức, phải tập trung niệm đầu học [Pháp], phải thật sự chính là mình đang học [Pháp]. Đã có quá nhiều giáo huấn về phương diện này rồi. Mong rằng mọi người bước đi thật tốt trên phần đường cuối cùng [này]. Triển hiện của tương lai không còn xa nữa.” Trên đây là những thể ngộ cá nhân, có chỗ nào thiếu sót mong quý đồng tu từ bi chỉ

Advertisement

Leave a Reply

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s