Pháp Luân Công là một phương pháp tập luyện khí công và tu dưỡng đạo đức, không phải là một phương pháp trị bệnh

Nhóm cộng tác viên

Trong phạm vi bài viết này, tôi sẽ làm sáng tỏ vấn đề Pháp Luân Công là một môn khí công, không phải là một phương pháp trị bệnh, cũng không có nội dung nào trong tài liệu hướng dẫn Pháp Luân Công yêu cầu người học khi bị bệnh thì không dùng thuốc hay tập luyện Pháp Luân Công có thể thay thế phương pháp điều trị tại bệnh viện. Việc có những thông tin sai lệch là do một số người không nghiêm túc dẫn đến ngộ nhận hay nghe thông tin lệch lạc rồi tuyên truyền bừa bãi cho người khác.

Môn tập Pháp Luân Công là môn khí công hướng dẫn rèn luyện sức khỏe theo 5 bài công pháp và tu dưỡng tâm tính theo nguyên lý “Chân – Thiện – Nhẫn”, việc kết hợp luyện tập các động tác một cách công phu và tu sửa bản thân thông qua việc từ bỏ các thói quen xấu và thúc đẩy lối sống lành mạnh thông qua các sinh hoạt hàng ngày, kết hợp với việc loại bỏ các suy nghĩ tiêu cực và phát triển các suy nghĩ tích cực. Cách làm này sẽ giúp cho các bộ phận trong cơ thể được điều hòa trở về trạng thái cân bằng từ đó cũng có thể giúp sức đề kháng cơ thể được tăng cường qua đó vấn đề sức khỏe được cải thiện đáng kể mà người không tập luyện hay truyền miệng nhau là khỏi bệnh.

Continue reading
Advertisement

Pháp Luân Công và vấn đề thờ cúng tổ tiên

Nói rằng Pháp Luân Công “không cho thờ cúng tổ tiên” là một lập luận chụp mũ, bởi lẽ chúng ta không thể nào gán cho một đối tượng một lời mà người đó không hề nói. Trong các tác phẩm chính của Pháp Luân Công không hề đề cập gì đến việc thờ phụng tổ tiên. Nhưng vì sao vẫn có những lời đồn vô căn cứ rằng: học Pháp Luân Công là phải bỏ bàn thờ, không thờ phụng tổ tiên, ông bà cha mẹ?

Xưa nay đã có không ít những luận điệu chụp mũ, bôi nhọ, gán ghép vô căn cứ cho Pháp Luân Công, và luận điệu trên cũng là một trong số ấy. Các kênh truyền thông, trang mạng, hoặc các nhà báo hoặc vô trách nhiệm, hoặc thiếu hiểu biết, hoặc vì xuôi theo xu thế bức hại và bôi nhọ của Trung Cộng thường lợi dụng chủ đề nhạy cảm này để công kích Pháp Luân Công. Bởi vì vấn đề thờ cúng tổ tiên luôn là vấn đề hệ trọng và tôn nghiêm trong văn hóa tín ngưỡng của người Việt Nam nói riêng và người Đông Á nói chung. Những kẻ ác ý biết rõ rằng, nếu khai thác và lợi dụng được phương diện này, thì họ sẽ thành công trong việc khơi dậy sự ác cảm của công chúng đối với Pháp Luân Công. Thiết nghĩ, để có cái nhìn “chính kiến” thực sự, chúng ta cần phải giải quyết từ vấn đề căn bản nhất: đó là hiểu đúng về tín ngưỡng thờ phụng tổ tiên của người Việt.

Continue reading

Từ bản tin trên báo Bảo vệ pháp luật về một vụ án hình sự

Vào ngày 21/6/2022, vụ án hình sự do Tòa án nhân dân TP Hà Nội xét xử hai người là An Thị Mai Trâm và Nguyễn Trọng Bằng về hành vi phát tờ rơi có in các nội dung: Xuyên tạc, tuyên truyền sai lệch đường lối, chủ trương của Nhà nước về công tác phòng, chống dịch COVID-19 đã được tường thuật trên báo Bảo vệ pháp luật – cơ quan của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao. Bài báo có tiêu đề “Tuyên án hai bị cáo tuyên truyền sai lệch công tác phòng, chống dịch”, tác giả có bút danh Hà Nhân.

Bài báo này viện dẫn một thông tin đáng lưu tâm, là những người bị phạt tham gia Hội đồng tu Pháp Luân Công và đã tiếp nhận các tờ rơi A4 của các đối tượng trong nhóm (!).

Khi xem xét nội dung này của bài báo trên trang của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, chúng tôi nhận thấy cách đưa tin khá là kỳ lạ, thậm chí có phần lạc lõng: Bài báo tham chiếu đến một nhóm người tu luyện một bộ môn, nhưng rất khó có thể liên hệ thông tin này đến các tội danh trong vụ án hình sự dù đó có là môn gì, đặc biệt khi đó lại là Pháp Luân Công.

Pháp Luân Công (còn có tên gọi khác là Pháp Luân Đại Pháp) chú trọng dạy Chân Thiện Nhẫn, tập luyện khí công và cư xử ôn hòa, học viên tuyệt đối không tham gia vào các sự vụ quốc gia và đặc biệt là hoàn toàn không có lý do gì lại quản việc đường lối, chính sách của Nhà nước dù đó là chính sách gì. Quan trọng hơn cả, các cá nhân có hành vi gì đều là vấn đề trách nhiệm của cá nhân, khó có thể quy chụp ý chí, hành động của một vài cá nhân lên cả một bộ môn và gây ảnh hưởng đến cộng đồng đông đảo những người nghiên túc theo học theo Pháp Luân Công khác. Cá nhân tôi thấy cách truyền tin như bài viết trên báo Bảo vệ pháp luật dường như không giống với cách chính thống, khách quan khi quan tòa nhận định về vụ án, mà như thể đang cố gắng thông qua một cá nhân để “dán nhãn” một phạm trù rộng lớn hơn.

Bị thôi thúc bởi bản tin kỳ lạ này, chúng tôi đã thông qua cộng đồng học viên Pháp Luân Công và đồng thời liên hệ tòa soạn báo Bảo vệ pháp luật để tìm hiểu thực hư sự việc.

Continue reading

Quá trình chụp mũ Pháp Luân Công

“Trong lịch sử 51 năm thống trị Trung Quốc, Đảng Cộng Sản Trung Quốc phải chịu trách nhiệm cho cái chết của hàng chục triệu công dân vô tội, kể cả chính những người ủng hộ Đảng. Có lẽ cái tà giáo đó chính là Đảng của Giang Trạch Dân”

Tạp chí Times (06/2001)

[Faluninfo.net] Paula châm biếm “Chẳng phải nhóm người này hơi… kỳ kỳ? Ý tôi là tôi biết những điều đang xảy ra với họ ở Trung Quốc và mọi nơi thật là tồi tệ, nhưng…”

Cô vừa xem hoạt cảnh bên vỉa hè mô tả cảnh tra tấn mà Pháp Luân Công đang phải gánh chịu ở Trung Quốc, và tôi cũng muốn xem cô ấy đã nhận ra điều gì. Tôi hỏi tiếp, đầy tò mò “vậy thì cái gì làm cho cô thấy kỳ kỳ hay đại khái thế?”.

Cô ấy không thể trả lời. Sau một hồi ngập ngừng, cuối cùng Paula cũng trả lời đầy đủ: “Tôi không biết, chắc hẳn đó là những gì tôi đã nghe”.

Cuộc trao đổi ngắn đó chưa ổn đối với tôi. Vì đã biết về Pháp Luân Công và cuộc đàn áp Pháp Luân Công, tôi nhận thấy Paula đang nghi ngờ về môn tập này, về chiến dịch chính trị kinh tởm khởi nguồn từ Bắc Kinh. Có lẽ, bạn có thể nói sự nghi ngờ của cô ấy là do ai đó tạo sẵn từ trước. Đó không phải là phản ứng nhất thời, mộc mạc vì cô mới biết đến Pháp Luân Công một vài giờ trước đây. Sự thật là, nó không liên quan gì đến những điều mà nhóm biểu diễn này đã làm hay phát biểu; cô ấy chưa từng nói chuyện với ai trong nhóm cũng như chưa từng dự buổi nói chuyện nào của họ.

Continue reading

Đằng sau vụ lừa đảo nhân danh Shenyun (2016): Phần 3 – Ban “Điều phối VNSHOW” trá hình và trận đồ nham hiểm

Vào thời điểm tháng 12 năm 2015 khi tổ chức ngầm BAN ĐIỀU PHỐI VNSHOW (sau đây viết tắt là BĐP VNSHOW) tung ra thông tin “SHEN YUN SẼ TRÌNH DIỄN Ở VIỆT NAM VÀO THÁNG 6 NĂM 2016” và ban hành cái gọi là văn bản “THÔNG BÁO CHÍNH THỨC MỜI THAM GIA KHẢO SÁT THỊ TRƯỜNG CHO HẠNG MỤC VNSHOW –SHENYUN” (1) – như là một dạng thông báo chính thức gửi cho các tuyến dưới để phục vụ cho cái gọi là chiến dịch quảng bá Shen Yun ở Việt Nam, tôi đã trực tiếp liên lạc với đại diện của Đoàn Nghệ thuật Biểu diễn Shen Yun Performing Arts.

Và đại diện của Shen Yun Performing Arts đã phản hồi thẳng thắn cho tôi rằng: “Xin được xác nhn rng chúng tôi không sp xếp bt c show din nào  Vit Nam vào năm 2016. Thông báo mà bn nêu trong tin nhn không phi là s tht. Xin hãy báo cho tt c các hc viên khác biết”.

Continue reading

Đằng sau vụ lừa đảo nhân danh Shenyun (2016): Phần 2 – Shenyun là gì?

Hơn mấy nghìn năm trước, Trung Quốc là quốc gia tràn đầy ánh sáng và sự lộng lẫy, là một mảnh đất sung túc được ví như “Thần Châu”, tức Mảnh đất Thần truyền. Cái tên uyên thâm này được trao cho Trung Quốc bởi Trung thổ là cái nôi của nền văn hóa Thần truyền 5000 năm: Phật giáo, Lão giáo và các tôn giáo khác từng là cốt lõi duy trì đạo đức của xã hội tại quốc gia này, những thành tựu văn hóa đặc sắc nhất trong âm nhạc, trang phục, y học và còn nhiều giá trị văn hóa nhân văn khác được cho rằng đã được truyền xuống từ thiên thượng. Người Trung Quốc cổ xưa tin rằng nền văn hóa đặc sắc, phong phú – nền văn hóa Thần truyền 5000 năm là một món quà mà Thiên thượng đã ban cho đất nước của họ.

Thế nhưng, nền văn hóa truyền thống 5000 năm ấy gần như đã bị thất truyền bởi cuộc cách mạng văn hóa năm 1960 do Đảng Cộng sản Trung Quốc gây ra. Cuộc cách mạng văn hóa này đã nhổ tận gốc rễ niềm tin về thiên địa, những đức tin truyền thống của người Trung Quốc và phá hủy toàn diện kho tàng văn hóa Trung Hoa cổ xưa − đẩy nền văn hóa 5.000 năm huy hoàng đến bờ diệt vong.

Continue reading

Đằng sau vụ lừa đảo nhân danh Shenyun (2016): Phần 1 – Chủ mưu là ai?

Bài viết được viết vào thời điểm tháng 1 năm 2016

Vào thời điểm cuối năm ngoái, thông tin “SHEN YUN SẼ TRÌNH DIỄN Ở VIỆT NAM VÀO THÁNG 6 NĂM 2016” được lan truyền rộng rãi và được bàn tán xôn xao trong cộng đồng học viên Pháp Luân Công. Khởi đầu chỉ là một tin đồn ngắn được lan truyền trên mạng, nó xuất phát từ một tổ chức bí ẩn gồm những người giấu mặt, giấu tên tự nhận là học viên Pháp Luân Công:

Continue reading

Về truyền thuyết hoa Ưu Đàm (Phần 2): Lịch sử xuất hiện hoa Ưu Đàm trên thế giới

Hoa Ưu Đàm được ghi nhận xuất hiện lần đầu tiên ở đâu?

Nếu quay ngược về thời điểm nhân loại lần đầu chính thức ghi nhận về sự xuất hiện của loài hoa có hình dáng thân mảnh như cước, hình chuông, màu trắng, mọc thành từng chùm trên nhiều vật liệu mà hiện người ta quen gọi là “hoa Ưu Đàm”, sẽ thấy chúng được phát hiện lần đầu tiên vào tháng 7 năm 1997 ở Hàn Quốc.

Theo một bài báo có tên là “Phát hiện hoa Ưu Đàm ở miếu Simo núi Bepul” trên trang điện tử OhmyNews (Hàn Quốc), thời điểm đó, có 24 bông hoa dài khoảng 0,25cm có hình dáng được miêu tả như trên đã mọc trên một bức tượng đồng Phật Như Lai của một ngôi chùa Phật giáo ở huyện Docheok, quận Kwangj, Kyungki Do, Hàn Quốc [1]. Sự kiện này đã khiến cộng đồng Phật giáo Hàn Quốc vô cùng hoan hỉ.

Continue reading

Về truyền thuyết hoa Ưu Đàm (Phần 1): Giới thiệu về Hoa Ưu Đàm được dự ngôn trong Kinh Phật

Khoảng 20 năm gần đây, liên tục có những bài báo ghi lại hình ảnh của một loài hoa lạ mọc ở các nước khác nhau như Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc, Malaysia, Australia, Pháp, Mỹ… mà người ta thường gọi là “hoa Ưu Đàm”. Loài hoa này có đặc điểm: thân mảnh như sợi cước, mọc thành từng chùm nhiều sợi trên nhiều vật liệu thậm chí cả trên sắt thép, đóa hoa hình chuông, màu trắng, tuy mỏng manh nhỏ bé nhưng có độ đàn hồi rất cao.

Ở Việt Nam những năm qua, phóng viên cũng đưa tin có hoa Ưu Đàm mọc ở nhà dân tại một số tỉnh thành như Hà Nội, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Nam Định, Phú Yên, Bình Dương… Gần đây khi mạng xã hội trở nên rất phổ biến thì hình ảnh hoa Ưu Đàm trên Facebook ngay cả đã trở thành một “hiệu ứng lan tỏa mạnh mẽ” bởi chỉ với vài thao tác trên smart phone, người ta đã có thể chia sẻ “phát hiện hiếm hoi” đáng tự hào của mình cho bạn bè và những người bạn sau đó cũng nhiệt tình chia sẻ hình ảnh này đến nhiều người hơn nữa.

Continue reading

Đà Lạt – Học viên Pháp Luân Công vẫn luyện tập ở quảng trường Lâm Viên không e ngại “côn đồ” Trung Cộng

Vào sáng thứ bảy ngày 28 tháng 05 năm 2022, các học viên Pháp Luân Công ở Đà Lạt đã có một buổi sáng luyện tập yên bình tại quảng trường Lâm Viên giống như xưa – những ngày trước khi một số người cán bộ an ninh địa phương đóng vai côn đồ để quấy rối và đánh đập họ.

Trước đó, trong hơn 1 tháng kể từ đầu tháng 4/2022, việc tập luyện Pháp Luân Công ở quảng trường Lâm Viên liên tục bị can nhiễu bằng các hình thức quấy rối và đánh đập. Đỉnh điểm của nạn bạo lực là “côn đồ” không từ ngay cả bức hại những người già, phụ nữ và trẻ em. Đáng nói hơn, trong nhiều ngày kể từ khi vụ việc trình báo và các đơn tố cáo được gửi rộng nhằm nâng cao nhận thức về hoạt động của mật vụ Trung Cộng đứng đằng sau thao túng các hành vi tấn công nhắm vào Pháp Luân Công của “côn đồ” ở quảng trường Lâm Viên, chính quyền Đà Lạt vẫn chưa có biện pháp chủ động bảo vệ cho các nạn nhân.

Sau đó, các cơ quan ban ngành và đoàn thể trong đó có Bộ Công An đã có thư chuyển khẩn cấp đến chính quyền Công an thành phố Đà Lạt yêu cầu giải quyết khẩn trương, giữ gìn an ninh trật tự cho thành phố này.

Continue reading