Kiên định chính niệm, công năng triển hiện để chứng thực Pháp trước can nhiễu của tà ác (Phần 1)

Bài chia sẻ của Học viên Pháp Luân Đại Pháp Đà Lạt

Xin kính chào các đồng tu!

Hôm nay tôi xin chia sẻ với các đồng tu về quá trình tôi bước ra chứng thực pháp để duy hộ điểm luyện công của Đà Lạt.

Tôi bắt đầu biết đến Pháp Luân Công là cuối năm 2020. Sang đến đầu năm 2021 thì tôi có tham gia vào học Pháp cùng với các đồng tu trong chỉnh thể Đà Lạt. Đầu hè năm 2021, tôi nghe các đồng tu lâu năm nói là phải bước ra điểm luyện công để chứng thực Pháp. Tôi cũng làm theo, nhưng thực lòng mà nói, khi đó tôi chưa ngộ Pháp được bao nhiêu vì tôi mới tu luyện khoảng nửa năm nên cũng chưa hiểu trọn vẹn thế nào là chứng thực Pháp. 

Ngay từ hôm đầu tiên ra chứng thực Pháp, tôi đã chứng kiến một số đặc vụ (mặc thuờng phục) ra hành hung các học viên Pháp Luân Công rất dữ tợn. Nhất là đối với các đồng tu nam thanh niên thì họ đánh đập rất dã man. Họ đạp, đánh, song phi đá lên người và lấy cả mũ bảo hiểm đánh lên đầu các đồng tu ấy. Lúc đó tôi rất sợ hãi, tim tôi đập thình thịch như muốn nhảy ra khỏi lồng ngực và tôi có cảm giác những cảnh bạo lực này chỉ có trong phim ảnh. 

Continue reading
Advertisement

Một vài suy nghĩ về hình thức học Pháp hiện nay

Chia sẻ của học viên Pháp Luân Công tại Thủ Đức

Gần đây khi giao lưu tâm đắc thể hội với một học viên, anh ấy có chia sẻ cho tôi trải nghiệm đề cao tâm tính nhờ học Pháp nhóm. Sau khi nghe chia sẻ, tôi cảm nhận được năng lượng tích cực từ câu chuyện của của anh ấy và đã khích lệ anh viết bài chia sẻ để mọi người giao lưu, học hỏi lẫn nhau. Bài viết của anh ấy như sau:

“Kính chào sư phụ, kính chào các bạn đồng tu. Hôm nay tôi xin chia sẻ trải nghiệm của tôi về quá trình đề cao trong học Pháp nhóm lần lượt.

Tôi hiện đang sống tại thành phố Thủ Đức, tôi may mắn được đắc Pháp vào tháng 4 năm 2015. Thời đó chưa có nhiều nhóm luyện công cũng như nhiều nhóm học Pháp tại khu vực tôi sinh sống, để có được môi trường tu luyện, tôi thường phải di chuyển sang Tân Bình để học Pháp nhóm. Chúng tôi thường học vào lúc 2h chiều, sau khi phát chính niệm 15 phút xong, chúng tôi bắt đầu học Pháp và đọc mỗi người một đoạn, từng lượt và từng lượt cho đến hết bài giảng, sau đó chúng tôi chia sẻ những thể ngộ cá nhân trong Pháp. Tôi nhớ rằng thời đó hình thức học Pháp đồng thanh chưa được phổ biến như bây giờ. Do nhóm học Pháp ở khá xa nên tôi đã không thể duy trì môi trường học Pháp và luyện công thường xuyên nên tôi đã dần buông lơi tu luyện.

Continue reading

Trải nghiệm về một sự kiện “Giao lưu chia sẻ” tại Hải Phòng

Mấy năm vừa qua do điều kiện dịch bệnh khó khăn nên vào ngày 13 tháng 5 ở Hải Phòng không tổ chức kỉ niệm ngày Pháp Luân Đại Pháp thế giới. Năm 2022 Hải Phòng lại tổ chức sự kiện “giao lưu tâm đắc thể hội” để kỷ niệm ngày Pháp Luân Đại Pháp và tôi cũng đăng ký đi tham dự. Trong suốt quá trình diễn ra sự kiện đã có nhiều điều khiến tôi phải suy nghĩ, xin được chia sẻ ra đây những điều do chính tôi trải nghiệm để mọi người cùng tham khảo và có nhận định của riêng mình.

 Sự kiện lần này thu hút số lượng người tham dự là 609 người; chi phí mỗi người đóng góp là là 420.000 VND. Địa điểm tại Khách sạn Gia Viên – một trung tâm nhà hàng tiệc cưới của thành phố Hải Phòng.

Nhưng buổi giao lưu chia sẻ đó đã không thành công, thời gian sự kiện dự kiến kéo dài trong 1 ngày nhưng chỉ hơn 11h trưa mà mọi người đã phải ra về. Tôi nhận thấy có rất nhiều sự việc bất thường nổi lên, giống như có một bàn tay của đặc vụ đã sắp xếp và thao túng rất bài bản. Hơn nữa, những người trong “Ban tổ chức” (BTC) đã biết trước điều gì sẽ xảy ra nhưng vẫn cố tình đẩy 609 người vào khổ nạn này, cụ thể như sau:

Continue reading

Thiển ngộ về nội hàm của “Chân” qua quá trình tu luyện và chứng thực Pháp

Xin chào các học viên Pháp Luân Đại Pháp trên cả nước!

Tôi bắt đầu tu luyện vào năm 2015, trong suốt thời gian đó, cá nhân tôi đã được dung luyện và thọ ích rất nhiều từ Đại Pháp. Qua suốt một quãng thời gian, tôi nhận thấy Sư Phụ đã an bài nhiều thử thách cũng điểm hóa để bản thân tôi được đề cao một cách dần dần. Tôi nhận thấy rằng mỗi một quan, mỗi một sự việc mà cá nhân mình gặp phải giống như một bài thi mà tự mình phải trải qua, có lúc hoàn thành được tốt, cũng có lúc hoàn thành không tốt. Trong suốt quá trình đó, tôi dần thể hội được nội hàm của ba chữ Chân, Thiện, Nhẫn mà tôi xin được chia sẻ với mọi người sau đây.

Cơ duyên tiếp dẫn tôi biết đến Đại Pháp là thông qua sự giới thiệu của một người bạn thân, tôi đã đọc Chuyển Pháp Luân khá lâu trước khi tôi chính thức bắt đầu tu luyện. Đối với Pháp mà Sư Phụ giảng trong sách, tôi đều dần dần nhận thức được, còn về nội hàm của ba chữ Chân Thiện Nhẫn lúc đầu tôi chỉ hiểu đơn giản Chân là chân thật, không giải dối, Thiện là thiện lương với hết thảy mọi người, còn Nhẫn ở đây là sự nhẫn nhịn, gặp vấn đề nên soi xét ở bản thân mình trước. Nhưng trong suốt quá trình đề cao của mình, tôi phát hiện ra rằng, “Chân – Thiện – Nhẫn” còn có nội hàm sâu hơn, không chỉ đơn thuần như vậy.

Continue reading

Học viên mới: Từng bước nhận thức về tu luyện

Kính chào Sư Phụ tôn kính!

Kính chào quý học viên Pháp Luân Đại Pháp trên toàn thế giới!

Tôi là một học viên Pháp Luân Đại Pháp sống tại Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. Năm nay, hưởng ứng lời kêu gọi viết bài chia sẻ gửi Pháp Hội 2018 của Minh Huệ, tôi xin kể về câu chuyện của chính mình. Tuy những câu chuyện của tôi nhỏ bé giản dị, nhưng đều là ẩn chứa sự bao dung, từ bi của Sư Phụ dìu dắt, chở che và khích lệ tôi.

QUÁ TRÌNH ĐẮC PHÁP

Từ nhỏ tôi là một đứa trẻ hay ốm đau, thường hay phải nghỉ học vì bị viêm phế quản. Do vậy tuổi thơ của tôi khá biệt lập và tôi tin vào các câu chuyện cổ tích, ở hiền gặp lành. Khi tôi lớn dần lên, vì muốn hòa nhập với bạn bè, tôi cố gắng thay đổi bản thân để phù hợp với bạn bè và tôi rất coi trọng người khác nghĩ gì về mình. Trong đầu tôi thỉnh thoảng có tiếng nói than vãn: ‘Ôi, tâm hồn mình đang ngày càng thối rữa’. Tôi không hiểu tại sao trong đầu một đứa trẻ chừng 15 tuổi lại có nỗi buồn sâu thẳm như vậy. Và mọi thứ càng tồi tệ hơn khi tôi học trường Đại học. Nhìn bề ngoài cuộc sống của tôi khá bình yên và tốt đẹp nhưng trong lòng tôi luôn có nỗi buồn kì lạ không sao lý giải được, như mình đang dần thối nát.

Continue reading

Chia sẻ: “Tập luyện Pháp Luân Công ngoài công viên không có gì sai!”

Sau khi đọc bài viết “Công viên Tao Đàn: Ngày ấy và Bây giờ” được đăng trên Blog Thiên Hà đề cập đến quá trình các học viên Pháp Luân Công kiên trì nhẫn nại nói rõ sự thật cũng như cố gắng duy trì điểm tập công, tôi cũng muốn chia sẻ vài dòng với các bạn đồng tu câu chuyện của mình ở Tao Đàn.

GIẢNG CHÂN TƯỚNG SAU KHI BỊ BẮT BỚ VÀ ĐÁNH ĐẬP Ở ĐỒN CÔNG AN

Tôi vẫn nhớ giai đoạn này, khi ra công viên duy trì điểm tập công nơi chúng tôi vẫn tập luyện nhiều năm trước khi có biến cố, mỗi người chúng tôi đều có những biến đổi lớn trong sự tu luyện. Tôi cũng đã có khảo nghiệm của mình khi trải qua một sự việc được học viên anh Trương Văn Tân đề cập đến trong video “Tôi sẽ không hợp tác với những yêu cầu trái pháp luật của Công an” có bối cảnh ở công viên Tao Đàn vào tháng 11/2013. Trong video, anh Tân giải thích rằng việc anh từ chối lời mời của công an phường Bến Thành, Quận 1 có mặt ở công viên Tao Đàn lúc bấy giờ là vì trước đó, một người bạn của anh Tân đã từng hợp tác với lời mời về đồn công an này và bị hành hung tại nơi đây.

Continue reading

Câu chuyện cuối tuần: Một buổi chia sẻ “tâm đắc thể hội” khó quên với một vị tăng Phật giáo

(Vì yêu cầu của người được nhắc đến trong bài viết, nên tôi sẽ không nói rõ ra pháp danh cũng như tên gọi của vị tăng này, mà chỉ tạm gọi vị tăng ấy là Sư).

Thứ bảy ngày 4 tháng 3, trong lúc tham gia học Pháp cùng một vài học viên Pháp Luân Công khác tôi nhận được cuộc gọi của Sư vào lúc khoảng hơn 3 giờ chiều. Khi thấy một số lạ hiện lên trên màn hình di động, tôi đoán ngay là có ai đó muốn liên lạc với tôi để hỏi thêm thông tin về bức thư phản ánh (V/v: Tiến sĩ – Thượng tọa Thích Nhật Từ phát ngôn vô căn cứ Pháp Luân Công mượn danh nghĩa đạo Phật làm chính trị; tuyên truyền ngược lại đường lối chủ trương của Nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo; tuyên tuyền có nguy cơ gây ra sự chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc). Khác với nhiều người khác từng gọi đến, Sư giới thiệu khá rõ ràng về thông tin bản thân mình ngay trong lần tiếp xúc đầu tiên. Bằng một chất giọng Quảng pha Nam Bộ, Sư bày tỏ hi vọng rằng sẽ có một cuộc gặp mặt chia sẻ trực tiếp với tôi vào ngày Chủ nhật hôm sau. Nhân chuyến Phật sự tại Sài Gòn,  Sư sẽ đáp chuyến bay từ Nha Trang vào 4h30 chiều mai, và có thể gặp tôi vào 6h tối. Tôi đã đồng ý.

Continue reading

Đôi lời chia sẻ gửi các học viên tại Thái Nguyên: Kiên định chính niệm để bước ra chứng thực Pháp

Tp.HCM, ngày 31 tháng 05 năm 2018

Theo lời kể của một số học viên, trước đây tại Thái Nguyên đã từng xuất hiện việc sinh viên bị bắt phải cam kết không được phép tu luyện Pháp Luân Công, các điểm luyện công bị can nhiễu liên tục,… Đỉnh điểm của các hành động leo thang nhắm vào học viên Pháp Luân Công ở Thái Nguyên là sự việc một nhóm học viên luyện trống tại quảng trường Võ Nguyên Giáp vào ngày 29/7/2017 đã bị chụp mũ là gấy rối an ninh trật tự và cưỡng chế thu giữ trống và loa. Sau đó, các học viên đã lấy lại tài sản của mình tại công an phường vì cho rằng mình luyện trống ngoài công viên thì không vi phạm pháp luật và đó là tài sản của mình bị thu giữ mà không lập biên bản. Sự việc không có gì nghiêm trọng nhưng vụ việc đã bị khởi tố vụ án hình sự và các học viên bị kết án tù giam, sự việc này gây phẫn nộ trong dư luận.

Continue reading

Chia sẻ về quá trình trưởng thành trong tu luyện qua việc chứng thực Pháp

Tôi đến từ TP Hồ Chí Minh, tôi bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công từ năm 2008, đến hôm nay vừa tròn 10 năm. Những năm đầu mới bước vào tu luyện, cứ thứ bảy và chủ nhật hàng tuần tôi cùng một số học viên khác cùng nhau luyện công ở công viên Tao Đàn, còn buổi tối thì đến luyện công ở công viên Lê Văn Tám. Cứ như vậy nhóm luyện công của chúng tôi ngày một đông hơn.

Continue reading