Thể ngộ về “Đại Đạo vô hình” và phối hợp chỉnh thể qua một số tình huống thực tế trong môi trường Việt Nam

Bài chia sẻ từ FB Công Danh Nguyễn

Vài thể ngộ về tình huống thực tế tại Việt Nam

Hình thức tu luyện mà Sư Phụ lưu cấp cho chúng ta là “đại đạo vô hình”, tức là không hình thành tổ chức, cấp bậc, chỉ lấy việc luyện công, học Pháp nhóm làm trung tâm. Ở một số quốc gia có hành lang pháp luật thông thoáng như Mỹ, châu Âu, Đài Loan… các học viên sở tại có đăng ký thành lập các tổ chức hội đoàn như Phật Học Hội, Trung tâm Thông tin Pháp Luân Đại Pháp, Trung tâm Thoái đảng… mục đích là để hình thành bề mặt chỉnh thể, hỗ trợ tối đa cho các hoạt động tu luyện của học viên, tập trung nguồn lực cho các hạng mục giảng thanh chân tướng trên quy mô lớn từ đó tạo nên tác dụng chính diện rộng rãi trong xã hội.

Tuy nhiên, ở một số quốc gia có điều kiện hạn chế như Trung Quốc, Việt Nam… thì việc hình thành những đoàn thể như vậy là điều khó thực hiện, nhưng không phải vì vậy mà việc tu luyện và giảng thanh chân tướng bị dừng lại. Các học viên tại các quốc gia này vẫn bám chặt vào nguyên tắc “đại đạo vô hình”, tức là “quần chúng tự phát học Pháp và luyện công, không có tổ chức, tự nguyện tham gia luyện buổi sáng sớm, bảo trì đặc điểm và thuần khiết.” (Tinh tấn yếu chỉ I – Gửi các học viên Bắc Kinh). Riêng ở Việt Nam, trong thời gian đầu các điểm học Pháp, luyện công được hình thành trên tinh thần tự phát thành những cộng đồng nhỏ tại mỗi địa phương, ở đó các học viên hỗ trợ lẫn nhau trong tu luyện trên tinh thần tự nguyện. Trong số đó có một số học viên tu lâu, họ chủ động giúp đỡ mọi người trong những công việc chung như phó xuất không gian nhà ở của mình để làm điểm học Pháp, mang loa phát nhạc luyện công mỗi buổi sáng, dạy động tác luyện công cho người mới… Dù đây là những công việc nhìn bề ngoài có vẻ rất đơn giản, nhưng bản thân những học viên này cũng đã là những “điều phối viên”, “phụ đạo viên” tự nguyện tích cực.

Continue reading
Advertisement