Về truyền thuyết hoa Ưu Đàm (Phần 2): Lịch sử xuất hiện hoa Ưu Đàm trên thế giới

Hoa Ưu Đàm được ghi nhận xuất hiện lần đầu tiên ở đâu?

Nếu quay ngược về thời điểm nhân loại lần đầu chính thức ghi nhận về sự xuất hiện của loài hoa có hình dáng thân mảnh như cước, hình chuông, màu trắng, mọc thành từng chùm trên nhiều vật liệu mà hiện người ta quen gọi là “hoa Ưu Đàm”, sẽ thấy chúng được phát hiện lần đầu tiên vào tháng 7 năm 1997 ở Hàn Quốc.

Theo một bài báo có tên là “Phát hiện hoa Ưu Đàm ở miếu Simo núi Bepul” trên trang điện tử OhmyNews (Hàn Quốc), thời điểm đó, có 24 bông hoa dài khoảng 0,25cm có hình dáng được miêu tả như trên đã mọc trên một bức tượng đồng Phật Như Lai của một ngôi chùa Phật giáo ở huyện Docheok, quận Kwangj, Kyungki Do, Hàn Quốc [1]. Sự kiện này đã khiến cộng đồng Phật giáo Hàn Quốc vô cùng hoan hỉ.

Continue reading
Advertisement

Về truyền thuyết hoa Ưu Đàm (Phần 1): Giới thiệu về Hoa Ưu Đàm được dự ngôn trong Kinh Phật

Khoảng 20 năm gần đây, liên tục có những bài báo ghi lại hình ảnh của một loài hoa lạ mọc ở các nước khác nhau như Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc, Malaysia, Australia, Pháp, Mỹ… mà người ta thường gọi là “hoa Ưu Đàm”. Loài hoa này có đặc điểm: thân mảnh như sợi cước, mọc thành từng chùm nhiều sợi trên nhiều vật liệu thậm chí cả trên sắt thép, đóa hoa hình chuông, màu trắng, tuy mỏng manh nhỏ bé nhưng có độ đàn hồi rất cao.

Ở Việt Nam những năm qua, phóng viên cũng đưa tin có hoa Ưu Đàm mọc ở nhà dân tại một số tỉnh thành như Hà Nội, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Nam Định, Phú Yên, Bình Dương… Gần đây khi mạng xã hội trở nên rất phổ biến thì hình ảnh hoa Ưu Đàm trên Facebook ngay cả đã trở thành một “hiệu ứng lan tỏa mạnh mẽ” bởi chỉ với vài thao tác trên smart phone, người ta đã có thể chia sẻ “phát hiện hiếm hoi” đáng tự hào của mình cho bạn bè và những người bạn sau đó cũng nhiệt tình chia sẻ hình ảnh này đến nhiều người hơn nữa.

Continue reading

Một ý kiến phản biện đối với những phát ngôn về Pháp Luân Công của Phật tử Phạm Thị Yến

Bối cảnh: Vào năm 2018. trên các phương tiện truyền thông cũng như tại một số các chùa tự Phật giáo, nổi lên sự việc có một vài nhân vật khoác áo tu sỹ hoặc cư sĩ Phật giáo đăng đàn phát ngôn vô căn cứ gây chia rẽ tín ngưỡng, làm mất lòng tin, gây hoang mang trong dư luận cũng như khiến các cộng đồng tín ngưỡng ở Việt Nam phải xôn xao và bất bình. Một trong những trường hợp như vậy, chính là những phát ngôn vô căn cứ về Pháp Luân Công từ phía một số tăng chúng chùa Ba Vàng.

Những ai từng theo dõi sự kiện này, đặc biệt là bà con Phật tử, cũng như một số người thuộc cộng đồng tín ngưỡng khác chắc hẳn cũng đã biết qua những bài nói chuyện của Đại đức Thích Trúc Thái Minh hay Phật tử Phạm Thị Yến. Câu hỏi mà nhiều người sẽ đặt ra là: rốt cuộc động cơ của những con người khoác áo tu sỹ này là gì? Và liệu rằng những phát ngôn của họ có thực sự đúng với tinh thần của kinh điển nhà Phật hay mang tính đại diện cho Phật giáo Việt Nam hay không?

Continue reading

Câu chuyện cuối tuần: Một buổi chia sẻ “tâm đắc thể hội” khó quên với một vị tăng Phật giáo

(Vì yêu cầu của người được nhắc đến trong bài viết, nên tôi sẽ không nói rõ ra pháp danh cũng như tên gọi của vị tăng này, mà chỉ tạm gọi vị tăng ấy là Sư).

Thứ bảy ngày 4 tháng 3, trong lúc tham gia học Pháp cùng một vài học viên Pháp Luân Công khác tôi nhận được cuộc gọi của Sư vào lúc khoảng hơn 3 giờ chiều. Khi thấy một số lạ hiện lên trên màn hình di động, tôi đoán ngay là có ai đó muốn liên lạc với tôi để hỏi thêm thông tin về bức thư phản ánh (V/v: Tiến sĩ – Thượng tọa Thích Nhật Từ phát ngôn vô căn cứ Pháp Luân Công mượn danh nghĩa đạo Phật làm chính trị; tuyên truyền ngược lại đường lối chủ trương của Nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo; tuyên tuyền có nguy cơ gây ra sự chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc). Khác với nhiều người khác từng gọi đến, Sư giới thiệu khá rõ ràng về thông tin bản thân mình ngay trong lần tiếp xúc đầu tiên. Bằng một chất giọng Quảng pha Nam Bộ, Sư bày tỏ hi vọng rằng sẽ có một cuộc gặp mặt chia sẻ trực tiếp với tôi vào ngày Chủ nhật hôm sau. Nhân chuyến Phật sự tại Sài Gòn,  Sư sẽ đáp chuyến bay từ Nha Trang vào 4h30 chiều mai, và có thể gặp tôi vào 6h tối. Tôi đã đồng ý.

Continue reading

Video: Vì sao tôi phải lên tiếng (Đối với những phát ngôn mới đây của TT Thích Nhật Từ về Pháp Luân Công)

Trong một clip thuyết giảng gần đây của Thượng tọa Thích Nhật Từ tại chùa Giác Ngộ trên kênh Youtube (Vấn đáp: Phật tử có nên tập Pháp Luân Công – Thích Nhật Từ), ông Thích Nhật Từ đã nói rằng: “có ba đợt những tín đồ của Pháp Luân Công đến chùa Giác Ngộ này gây sự, và sau đó trên mạng thì có thêm một số người viết bài và chia sẻ bằng video clip để chống tôi, họ bất chấp đúng và sai; hung hãn và đây là lần đầu tiên tôi gặp giữa các tôn giáo mà tôi có đề cập đến bao gồm Thiên Chúa Giáo, Tin Lành giáo, Hồi giáo, Bà La Môn giáo, Nho giáo,… Pháp Luân Công đó là không thừa nhận mình là tôn giáo. Nhưng mà cách thức họ làm còn hơn cả cực đoan tôn giáo…” Trước những phát ngôn như vậy, chị Hường Lê – một trong những học viên Pháp Luân Công đã từng gặp mặt trực tiếp ông Thích Nhật Từ đã có một bài viết tường thuật lại diễn biến cuộc hẹn ngày hôm đó.

Continue reading